Sáng ngày 28/5/2024, tại Hội trường Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Bạc Liêu phối hợp Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm siêu thâm canh theo hướng phát triển bền vững”.
Đoàn chủ tọa
Về phía đại biểu nước ngoài có TS Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trưởng Ban tổ chức Hội thảo); bà Đỗ Thị Thúy An - Trợ lý Tổng lãnh sự quán; GS.TS Dinesh Kaippilly - Trưởng khoa, Khoa Khoa học Thủy sản, Đại học Thủy sản và Nghiên cứu Đại dương Kerala (KUFOS), (Diễn giả tham luận, báo cáo trực tuyến); TS Binu Varghese, M.F.Sc - Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Khoa học Thủy sản, Đại học Nghiên cứu Thủy sản và Đại dương Kerala (KUFOS), (Diễn giả tham luận, báo cáo trực tuyến);
Về phía lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh Bạc Liêu có ông Lâm Thành Đắc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu; ông Lục Bỉnh Điền - Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; ông Lưu Văn Tỷ - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Bạc Liêu; ThS Long Văn Nghĩa – Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu nông nghiệp úng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (Diễn giả tham luận).
Về phía các Doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu có ông Trình Trung Phi – Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật tôm thương phẩm, Tập đoàn Việt Úc; bà Nguyễn Như Huỳnh – Đại diện Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Ngọc Việt Group; các cơ quan truyền thông: Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bạc Liêu, Báo Bạc Liêu, Báo Dân trí thường trú tại Bạc Liêu đến dự và đưa tin.
Về phía Trường Đại học Bạc Liêu có TS Phan Văn Đàn – Hiệu trưởng (Trưởng Ban tổ chức Hội thảo); TS Tiền hải Lý – Phó Hiệu trưởng, Phó trưởng Ban tổ chức Hội thảo; đại diện lãnh đạo các đơn vị Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức – Hành chính, khoa Nông nghiệp, quý diễn giả, giảng viên và các em sinh viên chuyên ngành thuỷ sản Khoa Nông nghiệp; bộ phận truyền thông đến dự và đưa tin.
TS. Phan Văn Đàn - Hiệu trưởng - Trưởng Ban tổ chức Hội thảo phát biểu khai mạc
Phát biểu tại Hội thảo TS Phan Văn Đàn – Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu cho biết, được sự hỗ trợ quý báo của TS. Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học bạc Liêu phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm siêu thâm canh theo hướng phát triển bền vững”.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, Hiệu trưởng rất vinh dự được đón tiếp và đã gửi đến TS. Madan Mohan Sethi lời cảm ơn trân thành nhất, đồng thời gửi lời cảm ơn trân trọng đến GS.TS. Dinesh Kaippilly, TS. Binu Varghese đã dành thời gian quý báu tham dự online và báo cáo tham luận hội thảo. Đến với hội thảo hôm nay, Hiệu trưởng cũng rất vui mừng đón tiếp quý lãnh đạo sở, ngành; quý công ty, doanh nghiệp.
Hội thảo rất mong nhận được ý kiến đóng góp của toàn thể quý đại biểu để nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm siêu thâm canh Bạc Liêu, Việt Nam, cũng như trên thế giới. Hội thảo sẽ lắng nghe 6 báo cáo, trong đó có 1 báo cáo đề dẫn, 2 tham luận của chuyên gia nước ngoài, 3 tham luận của chuyên gia tại Bạc Liêu. Hội thảo rất mong muốn được lắng nghe ý kiến của TS Madan Mohan Sethi, từ đó định hướng cho các phát biểu và sự thành công của hội thảo ngày hôm nay.
TS. Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo
TS Tiền Hải Lý – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu phát biểu báo cáo đề dẫn tại Hội thảo
Tại hội thảo, đại biểu được nghe các tác giả trình bày những tham luận:
(1) Phát biểu đề dẫn Hội thảo “Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm siêu thâm canh theo hướng phát triển bền vững” - TS. Tiền Hải Lý – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu
(2) Báo cáo “Tổng quan về tình hình và một số công nghệ trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” – Tác giả TS. Lê Hoàng Vũ – Trưởng Bộ môn Thuỷ Sản, Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Bạc Liêu.
(3) Báo cáo “Nuôi tôm ở Ấn Độ-Lịch sử, hiện trạng và con đường phía trước - Tác giả GS.TS Dinesh Kaippilly - Trưởng khoa, Khoa Khoa học Thủy sản, Đại học Thủy sản và Nghiên cứu Đại dương Kerala (KUFOS), Ấn Độ.
(4) Báo cáo “Mô hình xử lý chất thải trong nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) siêu thâm canh tại Tỉnh Bạc Liêu – Tác giả ThS. Long Văn Nghĩa - Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển tôm Bạc Liêu.
(5) Báo cáo “Từ Truyền thống đến hiện đại: Hành trình tăng cường của ngành nuôi tôm ở Ấn Độ” – Tác giả TS. Binu Varghese, M.F.Sc - Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Khoa học Thủy sản, Đại học Nghiên cứu Thủy sản và Đại dương Kerala (KUFOS), Panangad, Ấn Độ.
(6) “Ứng dụng Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ba giai đoạn tại tỉnh Bạc Liêu” – Tác giả TS. Lâm Tâm Nguyên - Giảng viên Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Bạc Liêu.
Sau hơn 4 giờ làm việc, Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp. Thông qua Hội thảo này, Trường Đại học Bạc Liêu mong muốn tiếp tục cùng với các đơn vị, tổ chức đồng hành, tăng cường phát huy sức mạnh hợp tác hướng tới sự phát triển bền vững trong thời gian tới.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Ông Trình Trung Phi, Phó Tổng giám đốc kỹ thuật tôm thương phẩm, Tập đoàn Việt - Úc góp ý tại Hội thảo
Ô
ThS. Lâm Thành Đắc, chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Bạc Liêu phát biểu tại Hội thảo
Ban tổ chức Hội thảo trao Giấy chứng nhận cho các diễn giả báo cáo tại Hội thảo
Tin và ảnh: TTTT & TV