Thứ 5, 25/04/2024

Giảng viên khoa sư phạm, trường đại học bạc liêu đạt giải hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XVI năm 2020-2021

24/01/2022

Tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu lần thứ IX năm 2019-2021, trong tổng số 101 giải pháp dự thi, giải pháp Mô hình “Vai trò rừng ngập mặn” của nhóm tác giả: ThS. Phạm Trần Thùy Linh (Giảng viên – Chủ nhiệm), Tăng Ngọc Hân và Nguyễn An Khang (Sinh viên) thuộc đơn vị Khoa Sư phạm, trường Đại học Bạc Liêu đã xuất sắc đạt giải Nhất Hội thi. Giải pháp đã vinh dự được nhận Chứng nhận Giải pháp đạt giải Nhất theo Quyết định số 11/QĐ-BTC.HTSTKT ngày 27/10/2021 của Trưởng ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu lần thứ IX năm 2019-2021 và Bằng khen số 1790/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.

Hình 1: ThS. Phạm Trần Thùy Linh nhận Bằng khen của UBND tỉnh v/v đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu lần thứ IX năm 2019-2021

Hình 2: Tôn vinh Giải pháp đạt giải Nhất trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu lần thứ IX năm 2019-2021

Ngoài ra, trên tổng số 542 giải pháp từ các Ban tổ chức Hội thi của 55 tỉnh, thành phố, Bộ ngành trên phạm vi toàn quốc, Mô hình “Vai trò rừng ngập mặn” đã xuất sắc đạt giải của Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ XVI năm 2020-2021 theo Quyết định số 1167/QĐ-LHHVN ngày 30/12/2021 của Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương và vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hình 3: Mô hình “Vai trò rừng ngập mặn”

Mô hình “Vai trò rừng ngập mặn” gồm có 2 phần là phần có rừng và phần không có rừng. Mô hình trực quan, sinh động đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánh giá về tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Mô hình không chỉ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức đã được học trên sách vở, mà quan trọng hơn hết là giúp học sinh nhận thức được vai trò to lớn của rừng ngập mặn cũng như hậu quả của việc mất rừng mang lại, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và đặc biệt là môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Khi học sinh đã có được kiến thức, sự hiểu biết và có ý thức về bảo vệ rừng ngập mặn thì những gì đã đạt được tại ghế nhà trường sẽ chuyển biến thành hành động, thúc đẩy các em có những hành động cụ thể, thiết thực trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

   

Hình 4, 5: Học sinh lớp 5/1 tham gia học tập, tìm hiểu và thảo luận về Mô hình “Vai trò rừng ngập mặn” thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày 27/4/2021 tại khuôn viên thư viện xanh của trường tiểu học Lê Văn Tám.

Tin và ảnh: ThS. Phạm Trần Thùy Linh

02913822653
mail@blu.edu.vn