Thứ Ba, 07/01/2025

Tọa đàm Khoa học "Tiềm năng phát triển hệ thống kết hợp nuôi trồng thủy sản – rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long”

Chủ Nhật, Ngày 1 tháng 12 năm 2024 Vào lúc 15:22 203

Sáng ngày 29.11, Trường Đại học Bạc Liêu và Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường - RIBE, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đồng tổ chức Tọa đàm “Tiềm năng phát triển hệ thống kết hợp nuôi trồng thủy sản –  rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long”.

 

Quang cảnh buổi Tọa đàm 

Thành phần đại biểu gồm có

Đại diện các chương trình, dự án quốc tế: 

- TS. Katharina Schiller, chuyên gia cao cấp đến từ Trung tâm Cải tiến Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT) - Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI);

- TS. Trần Văn Nhường, Chuyên gia cao cấp Trung tâm Nghề cá Quốc tế WorldFish;

Thành viên Ban tổ chức gồm: 

- TS. Tiền Hải Lý, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Bạc Liêu –BLUNI – Trưởng ban tổ chức

- TS. Phùng Võ Cẩm Hồng, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu CNSH và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đồng trưởng ban tổ chức

    - PGS.TS. Nguyễn Phú Hòa, Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM;

    - TS. Tăng Thị Kim Hồng, Trưởng khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

    - PGS.TS. Viên Ngọc Nam, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM;

    - TS. Nguyễn Thị Kiều, Trưởng phòng QLKH&QHĐN, Trường Đại học Bạc Liêu

 

Thành viên Ban tổ chức Tọa đàm khoa học

Cùng với sự tham dự của Lãnh đạo các sở, ban, ngành trong và ngoài tỉnh.

- Ông Phạm Văn Mười, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, tỉnh Bạc Liêu;

- Ông Trần Trọng Khiêm, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng,

- Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bạc Liêu

- Ông Long Văn Nghĩa, PGĐ Khu nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển tôm Bạc Liêu

- Ông Trần Bình Lộc, Giám đốc Rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển BL và các cán bộ, chuyên viên của đơn vị.

- Ông Lưu Tấn Hùng, PGĐ Cty TNHH Lâm Nghiệp Ngọc Hiển, tỉnh CM

- Ông Lê Đình Huynh, Tổng Thư ký Liên minh tôm sạch và bền vững VN

Đại biểu Đại diện Chi cục kiểm lâm tỉnh Bạc liêu, Sóc trăng, Trà Vinh; Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng; Ban quản lý rừng phòng hộ Trà Vinh, Ban QL rừng phòng hộ đất mũi Cà Mau; HTX tỉnh Sóc Trăng; Các nhà khoa học đến từ: Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Đại học An Giang - ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Tây Đô và các hộ Nông dân có nuôi Tôm – Rừng ngập mặn tại tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng.

 

TS. Tiền Hải Lý, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu, Trưởng ban tổ chức phát biểu khai mạc 

Buổi Tọa đàm được tổ chức quy mô, trang trọng, chào đón gần 90 đại biểu là Chuyên gia cao cấp, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực sinh thái rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, giảng viên từ các trường đại học và viện nghiên cứu. Đặc biệt, sự hiện diện của các hộ nông dân có kinh nghiệm trong mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản - rừng ngập mặn từ các tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng đã góp phần làm phong phú thêm nội dung thảo luận của buổi tọa đàm. 

Các tham luận được các chuyên gia trình bày một cách cô đọng trong buổi tọa đàm.

 

 

TS. Katharina Schiller (ảnh trên), Chuyên gia cao cấp Trung tâm Cải tiến Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT) và TS. Trần Văn Nhường, chuyên gia cao cấp Trung tâm Nghề các (World Fish) giới thiệu "các chương trình, dự án quốc tế phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long"

 

 

PGS.TS Viên Ngọc Nam trình bày tham luận "Tổng quan đặc điểm kỹ thuật của nuôi trồng thủy sản kết hợp rừng ngập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long".

 

PGS.TS.NGUT Nguyễn Phú Hòa nêu các đặc điểm về "Phát triển chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm tôm - rừng"

 

c

 

Nhóm 1: Các Sở, Ban, ngành do PGS.TS.NGUT Nguyễn Phú Hòa và TS. Tiền Hải Lý, BLUNI làm nhóm trưởng;

 

 

Nhóm 2 Các chuyên gia ở các Trường Đại học: Các Nhà khoa học, giảng viên do PGS.TS. Viên Ngọc Nam; TS. Nguyễn Huỳnh Trường Gia làm nhóm trưởng;

 

Nhóm 3: Các tổ chức/công ty/doanh nghiệp/HTX do TS. Hoàng Hà Anh ; ThS. Trần Minh Dạ Hạnh làm nhóm trưởng;

 

 

Nhóm 4 Cán bộ quản lý địa phương về rừng và nông dân nuôi tôm – rừng ngập mặn do TS. Tăng Thị Kim Hồng, NLU và TS. Nguyễn Thị Kiều, BLUNI làm nhóm trưởng

 

TS. Phùng Võ Cẩm Hồng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học -RIBE, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, đồng Trưởng Ban tổ chức phát biểu bế mạc

 

Sau khi thảo luận, các nhóm đúc kết các vấn đề trọng điểm liên quan đến mô hình nuôi thủy sản - rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Các chuyên gia, nhà quản lý và hộ Nông dân nuôi tôm rừng ngập mặn gợi mở khuyến nghị thay đổi về chính sách quản lý của Nhà nước diện tích rừng ngập mặn, tập huấn các kỹ thuật nuôi tôm rừng cho bà con nông dân, đầu ra cho sản phẩm đối với thị trường ngành tôm nhiều cạnh tranh như hiện nay, vv... đối với nhóm tác giả thực hiện dự án nuôi tôm rừng kết hợp rừng ngập mặn tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

 

Sau hơn 4 giờ làm việc, buổi Tọa đàm kết thúc thành công tốt đẹp. Tọa đàm giúp cho các nhà Khoa học, chuyên gia tiếp cận với kinh nghiệm nuôi tôm rừng thực tiễn từ bà con nông tại địa phương. Song song đó, sự kiện này cũng đánh dấu cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa trường Đại học Bạc Liêu và Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường - RIBE, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. 

 

Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm

 

 

Ông Phạm Văn Mười - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu chia sẻ những định hướng phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương trong thời gian đến

 

Ông Trần Trọng Khiêm, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng

 

Ông Lê Đình Huynh, Tổng Thư ký Liên minh tôm sạch và bền vững VN

 

 

ThS. Nguyễn Nam Trung, Trường Đại học Bạc Liêu, đại diện nhóm 4 tóm tắt các ý kiến của Hộ nông dân có nuôi tôm rừng tại hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng

 

 

TS. Hoàng Hà Anh, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, đại diện nhóm 3 tóm tắt các quan điểm của Nhà doanh nghiệp đối với mô hình nuôi tôm trong rừng ngập mặn

 

Tin và ảnh

Phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ Đối ngoại

Bản in
 

Bế giảng khóa bồi dưỡng tiếng Khmer

Thứ Bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024 lúc 8:45
 

Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong sinh viên

Thứ Sáu, ngày 6 tháng 12 năm 2024 lúc 10:49
zalo
viber
OnTop