Thứ Năm, 26/12/2024

TS Đặng Nguyệt Quế được vinh danh tại Lễ Tổng kết và trao giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2023

Thứ Bảy, Ngày 1 tháng 6 năm 2024 Vào lúc 9:33 863

Tối 30/5, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2023 (Giải thưởng VIFOTEC).

Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Châu Văn Minh, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương...

Trong số 130 công trình tham dự, hội đồng giám khảo lựa chọn 47 công trình tiêu biểu, trao 4 giải nhất (80 triệu đồng), 9 giải nhì (60 triệu), 16 giải ba (40 triệu) và 17 giải khuyến khích (20 triệu đồng). Ngoài phần thưởng tiền mặt, tác giả đoạt giải nhất được tặng bằng khen của Thủ tướng.

Với công trình công trình “Nghiên cứu và ứng dụng xạ khuẩn trong phòng trị bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia oryzae Cav. gây ra trên vùng đất nhiễm mặn”. Tiến sĩ Đặng Nguyệt Quế - Phó Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính, Trường Đại Học Bạc Liêu đã xuất sắc đạt giải Ba và được vinh danh tại Lễ Tổng kết và trao giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2023.

Đây là vinh dự đối với Trường Đại học Bạc Liêu nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung. Vì đây là lần đầu tiên Bạc Liêu đoạt Giải thưởng này. Công trình này được nghiên cứu từ 2015 đến 2019 và công bố năm 2023. Công trình tham gia Giải thưởng là giải pháp giải quyết được yêu cầu cấp thiết là tìm ra được chủng xạ khuẩn S09-MBL (Streptomyces bikiniensis) và S17-MBL (Streptomyces lavendulae) có hiệu quả phòng trị bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia oryzae (P.oryzae) gây ra trên vùng đất nhiễm mặn. Hai chủng xạ khuẩn S09-MBL và S17-MBL đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế, xã hội và đặc biệt là hiệu quả về mặt môi trường. Có thể thay thế thuốc hoá học phòng trị hiệu quả bệnh đạo ôn, chi phí thấp, giảm sử dụng thuốc hoá học, thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ sức khoẻ tôm nuôi trong ruộng lúa, an toàn cho sức khoẻ của người nông dân canh tác lúa và người tiêu dùng sản phẩm.

Trong thời gian tới, Trường Đại học Bạc Liêu sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được vừa qua. Tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kết nối và chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng đến các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên…. đến với người dân. Qua đó, thu hút các nguồn lực sẵn có, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo sự kết nối chặt chẽ giữa hoạt động khoa học công nghệ với đời sống thực tiễn góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của tỉnh Bạc Liêu và Khu vực.

Tin và ảnh: TTTV

Bản in
 

Bế giảng khóa bồi dưỡng tiếng Khmer

Thứ Bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024 lúc 8:45
 

Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong sinh viên

Thứ Sáu, ngày 6 tháng 12 năm 2024 lúc 10:49
zalo
viber
OnTop