Thứ Tư, 22/01/2025

Đề tài của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Bạc Liêu được tuyển chọn thực hiện trong lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính

Thứ Hai, Ngày 29 tháng 1 năm 2024 Vào lúc 15:23 816

Nhằm chia sẻ thông tin, thảo luận về những đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL, Trường Đại học Bạc Liêu đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học & kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu và GREEN IN tổ chức Hội thảo Nghiên cứu về các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL sáng ngày 25/01/2024 tại Hội trường Khu Nhà hàng Hoa Sứ (Cty Cổ phần dịch vụ Công Tử Bạc Liêu).

Tham dự Hội thảo có:

Chủ tọa: TS Phan Văn Đàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Bạc Liêu; ThS Lâm Thành Đắc - Chủ tịch Liên Hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu Bà Ngụy Thị Khanh – Cố vấn và sáng lập Công ty CP Sáng tạo Xanh Việt Nam (Green In).

Nhóm chuyên gia: TS Tiền Hải Lý – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bạc Liêu; PGS.TS Nguyễn Văn Công, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Cần Thơ, Trưởng Khoa MT&TNTN – Trường Đại học Cần Thơ; ThS Long Văn Nghĩa – Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu NNUDCNC PT tôm Bạc Liêu;

Cùng đại diện đến từ Liên hiệp hội Bạc Liêu, Liên hiệp hội Bến tre; đại diện lãnh đạo Viện nghiên cứu BĐKH, Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH An Giang, Trường CĐ Nghề Bạc Liêu, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu; đại diện lãnh đạo Phòng QLKH-HTQT, Khoa Nông nghiệp Trường ĐH Bạc Liêu; tác giả của các đề tài.

Tại hội thảo, 06 tác giả đã trình bày tham luận về những Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính: (1) Thu hồi khí Metan (CH4) tại cơ sở sản xuất cơm dừa phục vụ cung cấp năng lượng cho cơ sở sản xuất – ThS  Lê Chí Cường, Cơ sở chế biến cơm dừa tại Trà Vinh; (2) Nghiên cứu giảm phát thải khí nhà kính cho nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu – TS Lê Diễm Kiều,  Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên môi trường, Trường ĐH Đồng Tháp; (3) Xây dựng bản đồ phân bố phát thải khí nhà kính trên diện tích đất trồng lúa và lúa – tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; xác định khu vực canh tác, mô hình canh tác có phát thải cao (hot spot) – ThS Nguyễn Hồ, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên môi trường, Trường ĐH Đồng Tháp; (4) Nghiên cứu sử dụng rau sam biển (Sesuvium portulacastrum) để xử lý nước thải nuôi tôm và sử dụng sinh khối làm phân bón. Đánh giá thành phần chất thải trong hệ thống nuôi tôm thâm canh tại Bạc Liêu – TS Trần Thị Linh Nhâm, Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH Bạc Liêu; (5) Khảo sát các thông số vận hành bể ủ yếm khí xử lý bùn thải xi phông ao nuôi tôm siêu thâm canh – PGS.TS Nguyễn Võ Châu Ngân - Trường ĐH Cần Thơ; (6) Đánh giá thành phần chất thải trong hệ thống nuôi tôm thâm canh tại Bạc Liêu – Tác giả ThS Võ Thị Thanh Bình, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Đề tài “Nghiên cứu sử dụng rau sam biển (Sesuvium portulacastrum) để xử lý nước thải nuôi tôm và sử dụng sinh khối làm phân bón” của nhóm tác giả: TS Trần Thị Linh Nhâm, TS Dương Thành Trung, ThS Phạm Trần Thùy Linh, ThS Phạm Giang Nam và sinh viên khoa Nông nghiệp trường ĐH Bạc Liêu đã xuất sắc là một trong 03 đề tài được lựa chọn để GREEN IN tài trợ thực hiện.

Mục tiêu của đề tài là: Xây dựng số liệu về khả năng hấp thụ hàm lượng [N], [P] của rau sam biển trong nước thải nuôi tôm; Xây dựng mô hình thực nghiệm tại ấp 12 xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Có số liệu về thành phần hợp chất có trong sinh khối rau sam biển và đánh giá lượng carbon hấp thụ trên mô hình; Sử dụng hiệu quả nguồn sinh khối rau sam biển để làm phân bón.

Đề tài đã nhận được nhiều chia sẻ và đóng góp từ các chuyên gia. Hi vọng sau khi hoàn thành, đề tài sẽ ứng dụng vào thực tiễn, đóng góp tích cực vào việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL.

Tin: Phòng QLKH&HTQT

Bản in
zalo
viber
OnTop