Thứ Bảy, 21/12/2024

Giảng viên Trường Đại học Bạc Liêu báo cáo “Nghiên cứu sử dụng rau sam biển (Sesuvium portulacastrum) để xử lý nước thải nuôi tôm”

Thứ Năm, Ngày 13 tháng 6 năm 2024 Vào lúc 8:24 1329

Ngày 07 tháng 6 năm 2024, Liên hiệp các Hội KH&KT (Liên hiệp Hội) tỉnh Bạc Liêu phối hợp với  Công ty Cổ phần Sáng tạo Xanh Việt Nam (GREEN IN) tổ chức Hội thảo: “Chương trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 (NetZero)” tại Bạc Liêu triển khai từ tháng 11/2023 đến tháng 6/2024 từ nguồn kinh phí của Công ty Cổ phần Sáng tạo Xanh Việt Nam (GREEN IN).

Chủ trì Hội thảo: ThS Lâm Thành Đắc, Chủ tịch Liên hiệp Hội Bạc Liêu và Bà Ngụy Thị Giang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị GREEN IN.

Hội thảo có sự tham dự các đại biểu đến từ các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và đại diện HTX, hộ dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa quan tâm chủ đề chuyển dịch xanh, giảm phát thải KNK, cùng các cơ quan truyền thông thông tin đến dự và đưa tin.

Tại Hội thảo, TS Trần Thị Linh Nhâm cùng các thành viên: TS Dương Thành Trung, ThS Phạm Trần Thùy Linh và sinh viên khoa Nông nghiệp trường ĐH Bạc Liêu đã báo cáo kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng rau sam biển (Sesuvium portulacastrum) để xử lý nước thải nuôi tôm. Nghiên cứu này được cấp từ nguồn kinh phí của Công ty Cổ phần Sáng tạo Xanh Việt Nam (GREEN IN).

Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu:

- Nghiên cứu khả năng hấp thụ hàm lượng [N], [P] của rau sam biển (Sesuvium Portulacastrum) trong nước thải nuôi tôm.

- Dựa trên kết quả khả năng hấp thụ hàm lượng [N] và [P] trong nước thải nuôi tôm, thử nghiệm trên mô hình nuôi tôm tại ấp 12 xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu.

Nghiên cứu đã nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ và đóng góp từ các chuyên gia. Hi vọng sau khi hoàn thành, đề tài sẽ ứng dụng vào thực tiễn, sử dụng các kết quả để nhân rộng mô hình trồng rau sam biển xử lý nước thải tại các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đóng góp tích cực vào việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL; đồng thời sử dụng số liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy tại Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Bạc Liêu.

 

Tin và ảnh: Phòng QLKH&HTQT

Bản in
zalo
viber
OnTop